Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về thông tin và chức năng được cung cấp bởi Website này?

Rất hữu ích và hiệu quả
Hữu ích
Không

Mở liên kết

Những điều Chủ xe cần biết khi kiểm định xe cơ giới

 

1. Địa điểm thực hiện kiểm định, đối tượng kiểm định, miễn kiểm định lần đầu

1. Việc lập Hồ sơ phương tiện, thực hiện kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trong phạm vi cả nước.

2. Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định, trừ các trường hợp sau đây:

a) Xe cơ giới chưa qua sử dụng thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định: Hạng mục kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh hoặc hạng mục khác không thực hiện kiểm tra được trên dây truyền kiểm định (nếu có) được thực hiện trên đường thử ngoài dây chuyền hoặc thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này;

c) Xe cơ giới không thể di chuyển đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định được phép thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này bao gồm: xe cơ giới mà trên Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc Giấy chứng nhận (hoặc Thông báo miễn kiểm tra) chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu) có ghi thông tin “xe cơ giới không tham gia giao thông đường bộ”; xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đơn vị kiểm định; xe cơ giới đang hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng; xe cơ giới hoạt động trong khu vực hạn chế như cảng, mỏ, công trường; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh).

3. Xe cơ giới chưa qua sử dụng đã được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm), có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này thì được miễn kiểm định lần đầu.”

2.Giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định

1. Lập Hồ sơ phương tiện

Chủ xe phải khai báo thông tin và cung cấp giấy tờ sau đây để lập Hồ sơ phương tiện (trừ trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày):

a) Xuất trình Giấy tờ về đăng ký xe (Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe)) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe;

b) Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);

c) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo;

d) Bản cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;

đ) Khai báo thông tin các thông tin tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư này.

2. Kiểm định

Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:

a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;

b) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;

c) Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trách nhiệm của chủ xe

Ngoài việc thực hiện các nội dung trong Thông tư này chủ xe còn có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:

1. Trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ kiểm định, chủ xe có trách nhiệm phải bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện, chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đưa phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

2. Không được thuê, mượn tổng thành, linh kiện xe cơ giới nhằm mục đích đối phó để đạt yêu cầu khi đi kiểm định; làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.

3. Chịu trách nhiệm cung cấp, khai báo chính xác các thông tin có liên quan tới nội dung kiểm định, thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các đơn vị đăng kiểm.

4. Bảo quản Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.

5. Nộp lại Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định khi có thông báo thu hồi của đơn vị đăng kiểm.

6. Đối với trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, chủ xe phải dán tem kiểm định lên xe cơ giới trước khi tham gia giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này

4. Hướng dẫn Chủ xe trình tự thực hiện kiểm định xe cơ giới tại Trung tâm:

Trình tự

thực hiện

Các nội dung Chủ xe thực hiện

Các nội dung Nhân viên của Trung tâm

thực hiện

1

Lấy số thứ tự, nộp hồ sơ kiểm định vào ô số 1;

Khai thông tin giám sát hành trình, camera,... ở ô số 2;

- Kiểm tra hồ sơ, tra cứu cảnh báo

- In thông tin giám sát hành trình, camera,...

- Đăng ký kiểm định

2

Nộp các loại giá, phí tại ô số 2 

- Thu giá kiểm định, lệ phí cấp GCN

- Thu phí sử dụng đường bộ

 

3

 

Lái xe vào dây chuyền kiểm định theo thứ tự và hướng dẫn của Đăng kiểm viên:

 + DC1: xe chở người đến 9 chỗ, xe bán tải

 + DC2: xe chở người trên 9 chỗ, xe tải, xe đầu kéo, sơmi romooc

 + DC3: xe chở người trên 9 chỗ, xe tải, xe đầu kéo, sơmi romooc

- Đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra tuần tự qua 5 Công đoạn: khí thải, tổng quan, phanh, gầm, đèn.

 

4

 

Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra:

 + Xe Đạt: chủ xe đưa xe ra bãi đỗ, chờ nhận kết quả kiểm định

 + Xe Không đạt: chủ xe đưa xe đi sửa chữa và đăng ký kiểm định lại tại ô cửa đã nộp hồ sơ ban đầu

 

- Kết thúc quá trình kiểm tra, Phụ trách dây chuyền kiểm định:

 + Thông báo kết quả Đạt, thu hồi Tem cũ.

 + Hướng dẫn lỗi Không đạt để chủ xe sửa chữa.

  + Nhập cảnh báo xe KĐ không đạt  

5

Nhận lại kết quả kiểm tra:

 + Nhận kết quả kiểm định tại ô số 4

 + Mở cửa xe để nhân viên dán Tem lên kính

- Hoàn thiện hồ sơ,trả kết quả kiểm định cho chủ xe

- Dán Tem

6

Kết thúc quá trình kiểm định


TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY, BỘ BÌNH ĐỊNH

Mã số thuế: 

4100362480 - Cấp ngày 19/05/2000

Địa chỉ: 

Lô 09 khu đô thị mới Long Vân, P. Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn, T.Bình Định. 

Điện thoại: 

0256.3846761, Zalo 0917593357. 

Fax: 

0256.3846761

Mọi thư từ xin gửi về địa chỉ: 

dangkiembinhdinh@gmail.com

Lượt truy cập: 797984
Lượt truy cập trong ngày: 47

Thiết kế bởi VNPT Bình Định

Top