Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về thông tin và chức năng được cung cấp bởi Website này?

Rất hữu ích và hiệu quả
Hữu ích
Không

Mở liên kết

6 điểm mới luật giao thông trong Nghị định 46 có hiệu lực từ 01-8-2017 (31/07/2017)

Nghị định 46/2016/NĐ-CP có sự điều chỉnh các quy định về mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, thẩm quyền xử phạt của một số chức danh...

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào một số nhóm vấn đề cụ thể sau:

1. Sửa đổi, bổ sung, mô tả lại để làm rõ hơn đối với một số hành vi và nhóm hành vi vi phạm, như:

Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô chở người trên buồng lái quá số lượng quy định (điểm c khoản 1 Điều 5).

- Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm g khoản 3 Điều 5, điểm m khoản 1 Điều 6, điểm e khoản 3 Điều 7.

Như vậy quy định này đã giải thích cho người dân hiểu rõ về khoảng thời gian, thời điểm bắt buộc người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng phải sử dụng đèn chiếu sáng là từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau và khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

- Gộp chung hành vi vi phạm “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” và hành vi vi phạm “khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng” của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn mày, máy kéo, xe máy chuyên dùng lại thành một hành vi“không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” (điểm a khoản 5 Điều 5, điểm c khoản 4 Điều 6, điểm g khoản 4 Điều 7), cụ thể:

+ Phạt tiền 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (Điểm a Khoản 5 Điều 5).

+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (Điểm c Khoản 4 Điều 6).

Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô tải lắp thùng xe có kích thước không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; điều khiển xe ô tô vận chuyển hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm (điểm đ khoản 3 Điều 16);

- Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy:chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) (điểm c khoản 3 Điều 5, điểm a khoản 4 Điều 6). Quy định này giải thích cho người dân hiểu rõ, khi điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau mà người điều khiển phương tiện không có tín hiệu báo hướng rẽ thì cũng không bị xử phạt.

2. Bổ sung quy định xử phạt đối với các hành vi và nhóm hành vi vi phạm, như:

- Bổ sung quy định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm chưa được quy định trong Nghị định hiện hành để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Việc áp dụng quy định này trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được thực hiện kể từ ngày 1-1-2018.

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Áp dụng quy định này được thực hiện kể từ ngày 1-1-2017.

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà); phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng, tước GPLX từ 01 – 03 tháng.

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thực hiện hành vi: lùi xe ở đường có biển "Cấm đi ngược chiều";

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ đường bộ; dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ đường bộ;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị làm nơi trông, giữ xe;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện hành vi vi phạm: không có biện pháp khắc phục kịp thời các hư hỏng của công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông; không có quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ theo quy định hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ đã được phê duyệt;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với tổ chức thực hiện thu phí đường bộ để xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực thu phí;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, xe mô tô: có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách thực hiện hành vi: dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng; đón, trả hành khách trên đường cao tốc; vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có danh sách hành không theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách; điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với chủ xe ô tô thực hiện hành vi: trốn nộp (không nộp) phí sử dụng đường bộ theo quy định;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi: sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng, không có ghế ngồi chắc chắn cho người học trên thùng xe; không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký.

3. Về cơ bản, Nghị định 46 giữ nguyên mức phạt tiền như Nghị định 171/2013/NĐ-CP và Nghị định 107/2014/NĐ-CP, chỉ điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi và hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây mất trật tự, an toàn giao thông như:

- Nhóm vi phạm về nồng độ cồn:

+ Đối với ô tô: Tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm a khoản 9 Điều 5) từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng lên 16.000.000 – 18.000.000 đồng thời tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng lên khung từ 04 tháng đến 06 tháng;

+ Đối với mô tô: Tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (khoản 6 Điều 6) từ 500.000 – 1.000.000 đồng lên 1.000.000 – 2.000.000 đồng; tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 8 Điều 6) từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng lên mức 3.000.000 – 4.000.000 đồng và tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng lên khung từ 03 tháng đến 05 tháng.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về tốc độ:

+ Đối với ô tô: Tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h từ mức 4.000.000 – 6.000.000 đồng lên mức từ 5.000.000 – 6.000.000 đồng (điểm a khoản 7 Điều 5);

+ Đối với mô tô: Tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h từ mức 2.000.000 – 3.000.000 đồng lên mức 3.000.000 – 4.000.000 đồng.

- Nhóm hành vi vi phạm trên đường cao tốc:

+ Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc (điểm b khoản 5 Điều 6): ăng mức phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng lên mức 500.000 – 1.000.000 đồng; bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

+ Điều khiển xe máy, xe đạp, xe thô sơ đi vào đường cao tốc: tăng mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng lên mức từ 400.000 – 600.000 đồng;

+ Người đi bộ đi vào đường cao tốc: tăng mức phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng lên mức từ 100.000 – 200.000 đồng;

+ Người điều khiển xe ô tô không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định (điểm c khoản 7 Điều 5): tăng từ 800.000 – 1.200.000 đồng lên 5.000.000 – 6.000.000 đồng.

4. Về thẩm quyền xử phạt:

Để tăng cường kiểm soát xe quá tải ngay tại đầu nguồn hàng, bổ sung phân định thẩm quyền xử phạt cho Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi "xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô vượt quá trọng tải cho phép chở của xe" (khoản 7 Điều 69); đồng thời bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh thuộc các lực lượng này (khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 70).

5. Về thẩm quyền lập biên bản:

Bổ sung quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính cho công chức, viên chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ (điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 74).

6. Về thủ tục xử phạt:

- Bổ sung, ghi rõ các hành vi có đối tượng bị xử phạt là cả chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện hoặc nhân viên phục vụ trên xe vi phạm để quy định việc áp dụng trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe vi phạm (khoản 3 Điều 76).

- Bổ sung quy định làm rõ đối tượng chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định của Nghị định (khoản 5 Điều 76).

                                                                                                                                                                                                  Nguồn: T.Mạnh- Báo Công an TP HCM

 

TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY, BỘ BÌNH ĐỊNH

Mã số thuế: 

4100362480 - Cấp ngày 19/05/2000

Địa chỉ: 

Lô 09 khu đô thị mới Long Vân, P. Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn, T.Bình Định. 

Điện thoại: 

0256.3846761, Zalo 0917593357. 

Fax: 

0256.3846761

Mọi thư từ xin gửi về địa chỉ: 

dangkiembinhdinh@gmail.com

Lượt truy cập: 767115
Lượt truy cập trong ngày: 431

Thiết kế bởi VNPT Bình Định

Top